Diện tích và sản lượng của hạt điều Việt Nam

Cây điều là một trong những cây công nghiệp lâu năm có diện tích gieo trồng lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trồng điều. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam (Bảng 2.2), giai đoạn từ 2001 đến 2007, tổng diện tích trồng điều của nước ta tăng trưởng liên tục, trong đó diện tích trồng điều cho thu hoạch thường chiếm khoảng 70%, tỷ lệ còn lại dành cho diện tích trồng mới chưa thu hoạch được. Giai đoạn này đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường và lọt vào top dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều (mục I). Điều này cho thấy nhà nước Việt Nam đã có kế hoạch và hoạch định rất tốt cho ngành chế biến hạt điều, luôn chủ động và phát triển vùng nguyên liệu trong nước để đáp ứng cho ngành công nghiệp chế biến. Sản lượng hạt điều thu hoạch trong gia đoạn này cũng có sự tăng trưởng ngoạn mục, từ 73.1 nghìn tấn năm 2001 đến năm 2007, tổng sản lượng hạt điều thu hoạch được đã lên tới 273.1 nghìn tấn, đạt mức trung bình 199 nghìn tấn một năm. Cũng trong giai đoạn này, nhờ áp dụng tốt khoa học kỹ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây điều, năng suất của các vùng trồng điều nước ta đã cải thiện đáng kể, đạt mức trung bình 0.88 tấn trên một héc ta.

 

Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng và năng suất cây điều Việt Nam
Năm Diện tích thu hoạch (1000 ha) Tỷ lệ (%) Diện tích chưa thu hoạch (1000 ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năng suất (Tấn/ha)
2001 149.7 75% 49.5 25% 199.2 73.1 0.49
2002 173.4 72% 67.0 28% 240.4 128.8 0.74
2003 184.2 70% 77.3 30% 261.5 164.4 0.89
2004 203.4 72% 78.8 28% 282.2 204.7 1.01
2005 223.7 64% 124.4 36% 348.1 240.2 1.07
2006 276.8 69% 125.0 31% 401.8 273.1 0.99
2007 302.8 69% 137.1 31% 439.9 312.4 1.03
2008 321.1 79% 85.6 21% 406.7 308.5 0.96
2009 340.3 87% 51.1 13% 391.4 291.1 0.86
2010 339.4 89% 39.9 11% 379.3 310.5 0.91
2011 332.9 92% 30.8 8% 363.7 309.1 0.93
2012 320.7 96% 14.5 4% 335.2 312.5 0.97
2013 300.9 98% 7.2 2% 308.1 275.5 0.92
2014 288.3 98% 6.8 2% 295.1 345.1 1.20
2015 280.3 97% 10.1 3% 290.4 352.0 1.26
2016 281.0 96% 12.1 4% 293.1 305.3 1.09
2017 283.8 95% 13.7 5% 297.5 215.8 0.76
2018 283.7 95% 15.8 5% 299.5 266.4 0.94
2019 276.4 94% 18.5 6% 294.9 284.0 1.03

Nguồn: Pagacas tổng hợp từ Tổng cục thống kê Việt Nam

Giai đoạn 2008 - 2019: Ở giai đoạn này, Việt Nam đã trở thành công xưởng chế biến của hạt điều thế giới với vị thế luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hạt điều. Song song đó, tổng sản lượng hạt điều thu hoạch của các vùng trồng điều của nước ta đã tăng lên đáng kể, đạt mức trung bình 298 nghìn tấn một năm, nhiều hơn giai đoạn trước đó gần 100 nghìn tấn một năm. Về năng suất, giai đoạn này nhờ vào việc không ngừng nghiên cứu và cải tạo giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, năng suất thu hoạch của các vùng điều nước ta giai đoạn này đã tăng lên gần 0.98 tấn trên một héc ta. Tuy nhiên, có một điều đáng lo ngại là tổng diện tích các vùng trồng điều có sự suy giảm gần như là liên tục trong giai đoạn này: nếu như năm 2007 nước ta có 439,9 nghìn héc ta trồng điều thì đến năm 2019, diện tích này bị thu hẹp gần 145 nghìn héc ta xuống còn 294,9 nghìn héc ta. Đây là một trong những điểm đáng báo động của ngành điều nước ta, bởi lẽ diện tích điều giảm đi gây ra những nguy cơ bất ổn về nguyên liệu trong tương lai cho ngành công nghiệp sản xuất. Điểm đáng chú ý khác trong giai đoạn này là tỷ lệ diện tích thu hoạch đã tăng lên đáng kể, đạt 92,8%, chính nhờ điều này đã đảm bảo được sản lượng thu hoạch tăng cao so với giai đoạn trước 2008.

Như vậy, trải qua gần 20 năm phát triển vùng trồng cây điều ở nước ta, những con số thống kê cho thấy có những điểm tích cực trong việc nâng cao sản lượng và năng suất cây điều nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều điểm đáng lo về việc suy giảm diện tích trồng điều. Nguyên nhân một phần đến từ việc người dân trồng điều chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa tiếp cận được kỹ thuật tiên tiến dẫn đến những khó khăn về kỹ thuật. Một nguyên nhân khác là do thu nhập của người nông dân trồng điều có những lúc không bằng thu nhập từ các loại cây khác như macca, cà phê, cao su hay trái cây. Chính vì thói quen chạy theo các loại cây trồng đang có độ “hot” về giá đã làm giảm đáng kể phần diện tích trồng điều. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng phần nào phản ánh nguyên nhân làm suy giảm diện tích trồng điều. Việc phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến hạt điều sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc phát triển vùng nguyên liệu trong nước. Chính vì vậy, hiện nay việc quy hoạch và phát triển diện tích trồng điều đang được chính phủ nước ta cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành điều quan tâm sát sao, thúc đẩy nhiều giải pháp mới và hi vọng rằng trong những năm tới, vùng nguyên liệu hạt điều trong nước của nước ta sẽ có những diễn biến và tín hiệu tích cực.

Nguồn: Hạt điều Việt Nam - phân bố, diện tích, sản lượng và đặc điểm mùa vụ

Xem thêm:

Sự phân bố của cây điều ở Việt Nam

Mùa Vụ Của Cây Điều Ở Việt Nam

Xem thêm: Sản lượng nhập khẩu hạt điều nguyên liệu của Việt Nam

Các quốc gia cung cấp hạt điều thô cho Việt Nam

Thị trường xuất khẩu của hạt điều Việt Nam

Những lưu ý khi sử dụng hạt điều Hạt điều Việt Nam được đánh giá có mùi vị ngon nhất thế giới Diện tích và sản lượng của hạt điều Việt Nam Quy trình sản xuất tại Pagacas – sản xuất hạt điều nhân trắng (hạt điều tươi)

Tính chất và công dụng của dầu vỏ hạt điều CNSL

Thị trường nội địa của hạt điều Việt Nam

Hạt điều Bình Phước – Vinh danh Hạt điều vị tự nhiên Pagacas

Những Quy Cách Của Dầu Vỏ Điều

Phương Pháp Khử Vị Chát Của Trái Điều. Công Dụng Của Trái Điều

Quá Trình Phát Triển Của Công Nghệ Hạt Điều – Sản Phẩm Của Ngành Điều

Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Của Hạt Điều

Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu Điều Thô Nguyên Liệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *